Quy Trình Sản Xuất Cà Phê Rang Xay Tiêu Chuẩn
Cà phê – thức uống quen thuộc của hàng triệu người trên thế giới đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Từ khi còn là những quả xanh mướt ở các cánh đồng cà phê bạt ngàn đến tách cafe thơm lừng trên bàn làm việc, hành trình trở thành cà phê rang xay là một quá trình đầy kỳ công và tỉ mỉ. Để có được một tách cà phê chất lượng, việc tuân thủ quy trình sản xuất tiêu chuẩn là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ đưa bạn đi khám phá chi tiết quy trình sản xuất cà phê, từ khâu thu hoạch, sơ chế đến rang xay và đóng gói, giúp bạn hiểu rõ hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của một tách cà phê.
Giới thiệu sơ lược về cây cà phê
Từ thế kỷ 9, theo truyền thuyết kể lại thì cây cà phê đã được phát hiện bởi một anh chàng chăn dê tên Kaldi tại đất nước Ethiopia. Cây cà phê thuộc họ Rubiaceae, là một trong những cây trồng quan trọng nhất trong nền nông nghiệp toàn cầu. Không chỉ nổi bật nhờ hạt cà phê, loại nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp cà phê mà nó còn có một vai trò quan trọng trong nền văn hóa và kinh tế của nhiều quốc gia. Cây cà phê thường có chiều cao trung bình từ 3-5 mét, ưa khí hậu nhiệt đới ẩm và đất tơi xốp. Có hai loại chính của cây cà phê: Arabica (Coffea arabica) và Robusta (Coffea canephora). Từ 2 giống chính mà hiện nay đã lai tạo ra được rất nhiều giống mới như catimor, typica, moka… Tại Việt Nam hiện nay, cây cà phê được trồng chủ yếu ở Tây nguyên, Trung Bộ và một số tỉnh tại vùng cao Miền Bắc.Cà phê không chỉ là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia, góp phần tạo ra hàng triệu việc làm trên toàn thế giới mà còn là một phần thiết yếu trong các nghi lễ và thói quen xã hội, từ các quán cà phê nổi tiếng đến những buổi tụ tập bạn bè quanh tách cà phê, làm nổi bật vai trò của nó trong việc kết nối mọi người và tạo ra những trải nghiệm văn hóa khác biệt.
Quy trình sản xuất tiêu chuẩn
1. Thu hoạch
Để cho ra được hàng loạt sản phẩm toàn diện và hoàn hảo nhất thì quy trình thu hoạch quả cà phê cũng rất quan trọng. Đặt biệt, thời điểm thu hoạch cà phê lúc nào là phù hợp ảnh hưởng rất nhiều tới đảm bảo chất lượng hạt. Thời điểm lý tưởng là khi quả cà phê đã chín hoàn toàn, thường có màu đỏ tươi đối với cà phê Arabica và màu đỏ nâu đậm đối với cà phê Robusta. Sự chín muồi của quả cà phê phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, độ cao và đặc tính của giống cà phê.
Có 2 phương pháp thu hoạch chính:
- Thu hoạch bằng tay: Sẽ chia ra là hát tuốt chùm và hái có chọn lọc. Đối với hái tuốt sẽ chờ cây chín từ 90-95%, trải bạt dưới gốc cây và tuốt hết cà phê trên một cành xuống. Còn hái có chọn lọc sẽ thu hoạch từng quả cà phê chín một cách cẩn thận và chừa lại những trái còn xanh. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng chọn lọc hạt cà phê chín, giúp đảm bảo chất lượng cao. Tuy nhiên, nhược điểm là tốn nhiều thời gian và công sức, đồng thời chi phí cao.
- Thu hoạch bằng máy: Phương pháp này thường được áp dụng ở các vùng trồng cà phê phẳng và cho hạt cà phê chín đồng đều. Máy móc thu hoạch có thể thu hoạch nhanh chóng nhưng không phân biệt được quả cà phê chín và chưa chín, dẫn đến chất lượng hạt cà phê không đồng đều.
2. Chế biến
Trong quy trình sản xuất cà phê rang xay, bước làm sạch và loại bỏ tạp chất là một trong những bước đặc biệt quan trọng. Trái cà phê được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, cát, sạn, vỏ, lá, và các tạp chất khác. Bước này rất quan trọng để đảm bảo chất lượng hạt cà phê và bảo vệ thiết bị chế biến. Có 3 phương pháp chế biến thông dụng nhất:
- Chế biến ướt: bắt đầu bằng việc tách vỏ, nơi trái cà phê được đưa vào máy để loại bỏ lớp vỏ ngoài và thịt trái, chỉ giữ lại hạt cà phê. Tiếp theo là công đoạn lên men, hạt cà phê được ngâm trong nước để loại bỏ lớp gel quanh hạt và phát triển hương vị. Sau khi lên men, hạt cà phê được rửa sạch để loại bỏ các cặn bẩn còn sót lại. Cuối cùng, hạt cà phê được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong máy sấy để giảm độ ẩm.
- Chế biến khô: là phương pháp phơi nguyên trái cà phê mới thu hoạch từ vườn về dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong máy sấy, cho đến khi lớp vỏ ngoài và thịt trái khô hoàn toàn. Sau khi khô, lớp vỏ ngoài và lớp thịt trái được tách ra để thu được hạt cà phê.
- Phương pháp honey: bao gồm việc tách lớp vỏ ngoài của trái cà phê tươi, nhưng vẫn giữ lại một phần thịt quả và chất nhầy. Tùy thuộc lớp chất nhầy bám trên hạt cà phê sẽ cho ra màu sắc cùng hương vị khác nhau. Sau đó được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong máy sấy, tạo ra hương vị ngọt ngào và phong phú.
Mỗi phương pháp chế biến này mang lại những đặc điểm và hương vị riêng biệt cho cà phê, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của các loại cà phê trên thị trường.
3. Rang cà phê
Quá trình rang cà phê, kéo dài từ 12 đến 20 phút nhưng là yếu tố quyết định hàng đầu tạo nên hương vị đặc trưng của từng loại cà phê. Đồng thời, người rang cà phê có thể lựa chọn 1 trong 2 cách rang là rang truyền thống và rang bằng máy hiện đại.
- Rang cà phê truyền thống: cần dùng nhiều dụng cụ như chảo rang, lò rang… đòi hỏi người rang phải có kinh nghiệm và sự tinh tế để cảm nhận được những thay đổi nhỏ nhất của hạt cà phê. Vì phương pháp này thường gặp khó khăn trong việc đảm bảo hạt chín đều, đặc biệt là những hạt tiếp xúc với thành lồng rang có thể không được chín đồng nhất. Dẫn đến hiện tượng hạt chín nhiều, chín ít hoặc thậm chí cháy quá mức.
- Rang cà phê hiện đại bằng máy móc: sử dụng các thiết bị hiện đại với nhiều tính năng tự động, giúp kiểm soát chính xác nhiệt độ, thời gian rang và quá trình làm nguội. Phương pháp này giúp đảm bảo sự đồng nhất về độ chín của hạt và dễ dàng điều chỉnh thời gian rang, từ đó tạo ra sản phẩm cà phê với chất lượng đồng đều hơn.
Nhiệt độ rang cà phê:
- Nhiệt độ rang ở khoảng 120 độ C: Hơi nước bên trong bốc hơi đi do sự truyền nhiệt từ lồng trống.
- Nhiệt độ rang khoảng trên 140 độ C: Hạt cà phê bắt đầu có dấu hiệu chuyển sang màu vàng nhạt. Lúc này, sẽ xuất hiện có mùi cỏ khô và rơm khô trộn với nhau báo hiệu đang trong quá trình sấy khô.
- Nhiệt độ rang khoảng ở 160 độ C: Hạt cà phê đã chuyển sang màu vàng đậm, vẻ ngoài cũng biến đổi. Thể tích của hạt tăng lên khoảng 20% so với hình dạng ban đầu. Hương thơm tỏa ra giống mùi bánh mì nướng báo hiệu đã hoàn tất quá trình sấy khô.
- Nhiệt độ rang đạt 175 độ C: Hạt cà phê đã bắt đầu chuyển sang màu nâu nhạt, hương bắt đầu toả ra. Vị cà phê giai đoạn này có vị khá chua và mùi nồng.
- Nhiệt độ rang chạm ngưỡng 190 độ C: Hạt cà phê đạt tới điểm nổ 1, đã chuyển thành màu nâu caramel rõ rệt, hương thơm phảng phất mùi thơm của caramel, mùi đường cháy. Lúc này, hạt cà phê cũng đã có vị thơm ngon và đậm đà hơn.
- Nhiệt độ rang đạt 205 độ C: Hạt cà phê đã bắt đầu kết thúc nổ 1, có khói, mùi hương tỏa ra nhiều hơn. Giai đoạn này được người chế biến đánh giá là đã chín (tuỳ theo yêu cầu và mục đích rang cà phê).
- Khi nhiệt độ rang được tiếp diễn đến 220 độ C: Hạt cà phê đã bắt đầu nổ 2. Người chế biến sẽ thấy hạt cà phê nổ nhiều hơn, thành phẩm cũng thơm hơn và giảm vị chua đáng kể.
Lưu ý, tuỳ vào mục đích thành phẩm cho mỗi loại cà phê thì sẽ có nhiệt độ ra khác nhau. Nhưng thông thường, chỉ nên dừng ở nhiệt độ 220 độ C vì nếu vượt quá nhiệt độ, thành phẩm sẽ không dễ bị cháy nếu không xử lý đúng cách. Cà phê sau khi rang xong phải được làm nguội ngay và đem đi bảo quản để hương vị và mùi thơm không bị biến mất dần.
4. Phối trộn cà phê
Phối trộn cà phê là một bước quan trọng trong quy trình sản xuất nhằm tạo ra hương vị đặc trưng và đồng nhất cho sản phẩm cuối cùng. Bởi vì mỗi một loài cà phê sẽ có hương vị, hàm lượng caffeine khác nhau. Nên mục đích của việc phối trộn là để kết hợp các loại cà phê khác nhau nhằm cân bằng hương vị, từ đó đạt được sự hài hòa và phong phú mà một loại cà phê đơn lẻ khó có thể cung cấp. Các loại cà phê thường được phối trộn chính bao gồm cà phê Arabica và Robusta, với Arabica thường mang lại hương vị tinh tế và chua nhẹ, trong khi Robusta cung cấp độ đắng đậm đà. Tỷ lệ phối trộn được xác định dựa trên yêu cầu về hương vị và chất lượng của sản phẩm, cũng như phản hồi từ khách hàng. Quy trình này bao gồm thử nghiệm và đánh giá các tỷ lệ phối trộn khác nhau để tìm ra sự kết hợp tối ưu, đảm bảo rằng hương vị của cà phê là đồng nhất và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
5. Xay cà phê
Sau khi rang xong phải được để trong bao có sử dụng van 1 chiều để CO2 thoát ra tối thiểu trong 72h. Tiếp đó là đến xay cà phê, một trong những bước quan trọng để chuẩn bị cho quá trình pha chế, ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và chất lượng của đồ uống cuối cùng. Độ mịn của cà phê được điều chỉnh tùy thuộc vào phương pháp pha chế. Ví dụ như đối với espresso, hạt cà phê cần được xay rất mịn để tạo ra áp lực cần thiết trong quá trình chiết xuất. Ngược lại, phương pháp French press yêu cầu hạt cà phê được xay thô hơn để tránh việc lọt bã vào trong cốc. Vì vậy, tùy thuộc vào từng phương pháp pha chế sẽ cần cà phê xay ở độ mịn phù hợp nhằm tối ưu hóa hương vị và chất lượng cà phê.
6. Đóng gói
Cách bảo quản cà phê sau khi đóng gói rất quan trọng để giữ được hương vị và chất lượng của sản phẩm. Cà phê phải được bảo quản ở nơi khô ráo, mát mẻ và tránh ánh sáng trực tiếp. Vì nhiệt độ cao và độ ẩm có thể làm giảm chất lượng cà phê nhanh chóng. Ngoài ra, còn phải xem chất lượng vỏ bao bì được làm từ nguyên liệu gì, có an toàn hay không. Nên chọn loại bao bì không thấm nước, không mùi, không phản ứng với cà phê, có khả năng chắn sáng tốt. Và nếu không sử dụng ngay, cà phê nên được lưu trữ trong bao bì kín và tránh tiếp xúc với không khí để duy trì độ tươi cùng hương vị lâu dài. Bởi cà phê là một sản phẩm tự nhiên và rất nhạy cảm với môi trường, vì vậy hãy dành cho nó một không gian bảo quản thích hợp để thưởng thức những ly cà phê thơm ngon nhất.
Tham khảo ngay sản phẩm sẵn có tại Oasis care
Oasis Care hiện đang cung cấp đa dạng các sản phẩm chất lượng cao có sẵn nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đều được chọn lọc từ những hạt cà phê tốt nhất và phối trộn tỉ mỉ, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người thưởng thức.
Vốn mang trong mình hàm lượng caffeine cao nên thường có vị đắng đậm đà hòa quyện với hương thơm dịu như các loại hạt, chocolate và không chua.
Arabica – Thanh lịch và tinh tế
Hương vị mềm mại, đa dạng với nhiều nốt hương trầm bổng khác nhau như trái cây, socola, hoa quả. Vừa chua thanh nhẹ nhàng xen lẫn chút ngọt ngào, hòa quyện cùng vị đắng nhẹ, khiến nó trở thành một trong những loại hạt cà phê nổi tiếng trên thế giới.
Indian – Hương vị chocolate đen
Một chút đắng từ chocolate đen, mang hương vị đậm đà, thức tỉnh niềm đam mê trong bạn với 80% Moka, 20% Robusta Honey.
“Nhẹ nhàng và dịu êm” như “đại dương”, mang hơi thở của biển cả, đưa bạn hòa mình vào không gian thư giãn giữa vị ngọt hậu của Chocolate đan xen cùng vị chua thanh, từ hương hoa và các loại trái cây với 40% Robusta Honey, 20% Typica, 40% Moka.
Atlantic – Vị chua nhẹ và hương trái cây
Hương vị mê hoặc từ trái cây, pha chút chua nhẹ đầy lôi cuốn, giúp bạn khơi dậy các giác quan với 30% Robusta Honey, 60% Typica, 10% Moka.
Bada Signature – Hương vị tươi sáng và sảng khoái
Hương vị đắng đặc trưng cùng vị chua ngọt, trong trẻo ở từng giọt cà phê BADA được hòa quyện và tạo ra nguồn năng lượng khơi dậy cảm hứng bất tận với 70% Robusta Honey, 30% Typica.
Liên hệ ngay để nhận giá ưu đãi!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Tư vấn mua hàng: 0786 520 530
- Facebook: OASISCARE-Dịch vụ cà phê rang và máy pha
- Website: OASISCARE.COM