Cây Cà Phê Có Gì Đặc Biệt Mà Cả Thế Giới Đều “Say Mê”?
Nguồn gốc cây cà phê, một loài thực vật nhỏ bé giữa thế giới cây cối đa dạng nhưng lại có sức mạnh thu hút hàng vạn con người. Không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn hóa mà còn tạo ra một nền công nghiệp hàng tỷ đô la, đồng thời trở thành một biểu tượng trong đời sống hàng ngày của con người. Chỉ từ một hạt giống nhỏ bé mà khi trưởng thành lại mang đến giá trị kinh tế lớn lao cho một đất nước.
Vậy điều gì khiến nó trở nên thu hút đến như vậy? Phải chăng là hương vị tinh tế, lợi ích diệu kỳ hay vì nó là thói quen bao đời của hàng triệu người dân Việt Nam. Hãy cùng Oasis khám phá những điều thú vị về loài cây cà phê này nhé!
Nguồn gốc của cây cà phê ở việt nam
Tại thị trường cà phê Việt Nam hiện nay thì Robusta chiếm đến 95% sản lượng nhưng giống cây xuất hiện đầu tiên lại là Arabica. Vào năm 1857, nguồn gốc cây cà phê theo những linh mục truyền giáo vào Việt Nam, xuất hiện lần đầu và phát triển tại Hà Nam, Quảng Trị. Tuy nhiên, Arabica lại không phù hợp với các vùng đất Tây Nguyên không chỉ vì độ cao mà còn gặp vấn đề về khí hậu, nhiệt độ. Sau đó vào năm 1908, Pháp lại thử nghiệm thêm 2 loại là Robusta (cà phê vối) và excelsa (cà phê mít). Nhưng đến năm 1925, mới phát triển mạnh mẽ nhất tại các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắk Lắk… Và đã trở thành vùng đất chủ lực của cà phê tại Việt Nam.
Đặc điểm nguồn gốc của cây cà phê
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới. Và trong đó, 2 loại giống cây có giá trị kinh tế nhất là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta). Ngoài ra Việt Nam còn có thêm 2 loại giống cà phê khác nhưng sản lượng khá thấp và ít người trồng như Coffea liberica và Coffea excelsa. Tuy nhiên phụ thuộc vào từng giống loài cà phê mà sẽ có những đặc điểm sinh học khác nhau đó nhé.
Nguồn gốc – rễ cây cà phê
Cây cà phê nói chung thường có 3 hệ thống rễ:
- Rễ cọc hay còn được gọi là rễ trụ: Đây là rễ chính của cây cà phê, thường to và khỏe, có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 0.3 tới 1m hoặc hơn. Với công dụng giữ chặt cây cà phê trong các trường hợp khắc nghiệt như bão, lũ và giúp cây tìm đến các nguồn nước, khoáng chất ở tầng đất sâu hơn, nhất là trong các khu vực khô hạn.
- Rễ nhánh hay rễ phụ: Mọc ra từ rễ cọc, phân nhánh và lan rộng ra xung quanh. Đây là hệ thống rễ có độ phủ rộng, nhưng không ăn sâu vào đất như rễ trụ. Đặc biệt giúp cây hút nước và các chất dinh dưỡng ở bề mặt rộng hơn.
- Rễ ngang hay lông hút: Mọc ra từ rễ phụ, có các sợi nhỏ li ti đâm theo nhiều hướng khác nhau. Có những sợi mọc ngang ngay trên mặt đất. Nhiệm vụ chính cũng là hút các chất dinh dưỡng cho cây.
Nguồn gốc – thân cây cà phê
Cây cà phê là cây trồng lâu năm, thân gỗ nhỏ, khi đạt đến mức sinh trưởng tự nhiên có thể cao tới 10m. Tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào giống loài, điều kiện canh tác hay khí hậu mà sẽ có độ cao khác nhau. Ví dụ như cây cà phê chè có thể cao tới 6m, cà phê vối tới 10m. Nhưng chúng đều sẽ có đặc điểm chung là vỏ thân thường có màu nâu xám, xù xì, hình trụ và phân nhiều nhánh nhỏ. Vậy nên, các trang trại hay người dân thường tỉa bớt các nhánh chỉ còn ở độ cao từ 2-4m để dễ dàng hơn trong thu hoạch.
Thân cây cà phê là trụ cột chính, giúp cây đứng vững và nâng đỡ các bộ phận khác như lá, hoa, quả. Ngoài ra, những cây có thân cao to và lâu năm còn được sử dụng làm điêu khắc để trang trí. Đặc biệt, ở phần này rất dễ gặp các bệnh về cây như sâu đục thân, nứt vỏ… Do đó nên thân cây cà phê không chỉ đơn thuần là bộ phận nâng đỡ mà còn đóng vai trò then chốt trong quá trình vận chuyển dinh dưỡng và duy trì sự sống của cây. Hãy chăm sóc kỹ cả thân cây nữa nhé!
Nguồn gốc – lá cây cà phê
Lá cây cà phê cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cây. Khi đảm nhiệm vai trò quyết định đến quá trình quang hợp, giúp cây sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, lá – thân – cành có mối quan hệ mật thiết với nhau khi cùng dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi hoa và quả.
Tùy vào từng giống cà phê mà nó sẽ có hình dáng và kích thước to nhỏ khác nhau. Nhưng nhìn chung thì lá cà phê thường có hình bầu dục hay dạng elip, màu xanh thẫm, mép lá hơi gợn sóng và có gân nổi trên mặt lá.
Các lá thường mọc đối xứng với nhau trên một cành. Khi trưởng thành thường có chiều dài khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Ngoài nhiệm vụ như đã nói bên trên, lá của cà phê còn có rất nhiều tác dụng hữu ích như chống oxy hóa và chống viêm, kiểm soát cân nặng và điều chỉnh lượng đường trong máu.
Nguồn gốc hoa cây cà phê
Mê mẩn trước vẻ đẹp giản dị và cuốn hút của hoa cà phê, khiến người xem cũng đem lòng xao xuyến và nhớ thương những hương thơm ngọt ngào của hoa cà phê. Dáng vẻ ấy đã trở thành biểu tượng đặc trưng của vùng đất đỏ bazan.
Không giống như những loài hoa khác, hoa cà phê có 5 cánh và được kết thành chùm, mỗi một chùm như có một câu chuyện riêng của mình. Thời gian để hoa tỏa sắc chỉ khoảng vài ngày (5 – 7 ngày) ở đợt 1, sang đợt 2 thì hoa sẽ nở lâu hơn (15 ngày) nhưng ở lần ở này hoa sẽ không giống như đợt đầu, lượng hoa cũng ít và độ dày cũng sẽ không nhiều.
Sau khoảng thời gian này, hoa sẽ rơi rụng dần và cho ra những quả cà phê chín mọng. Và có một điều đặc biệt, nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy hoa cà phê khi nở sẽ giống như những bông cúc đại đóa.
Hoa cà phê sẽ nở vào tháng 2 đến tháng 4 âm lịch, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào điều kiện và vị trí địa lý mà mỗi nơi mà kích cỡ hoa nở sẽ khác nhau. Hoa cà phê không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa đặc biệt, chúng báo hiệu một vụ mùa mới, một chu kỳ sinh sôi của thiên nhiên. Chính vì vậy, hoa cà phê luôn được người dân vùng cao trân trọng và yêu quý.
Nếu bạn đã quá quen thuộc với sắc vàng của hoa mai, sắc hồng của hoa đào thì dịp Tết đến bạn cũng có thể thử trải nghiệm sắc trắng của hoa cà phê tại những vùng đất này.
Nguồn gốc – quả cây cà phê
Sau khi hoa cà phê rơi và rụng dần thì chỉ còn lại bầu nhụy, phấn cà phê nhẹ nên dễ bị mang đi theo cơn gió cùng với đó là mùi hương của hoa cũng thu hút các loại côn trùng khác.
Vì điều này đã giúp cho hoa cà phê thụ phấn nhanh hơn, tầm 7 đến 9 tháng thì cây sẽ cho ra quả và quả sẽ có hình bầu dục. Màu sắc cũng sẽ được thay đổi theo thời gian, từ xanh ngả sang đỏ mọng, cũng có khi quả có màu đen là do quả đã chín nẫu.
Trong 1 quả cà phê sẽ có 6 phần, bao gồm:
- Phần cuống cà phê (Stalk): đây là nơi liên kết giữa cành và quả cà phê, nó sẽ hơi “dẻo” để quả cà phê không bị ảnh hưởng bởi những điều kiện khác tác động nhưng cũng phải vừa có độ “giòn” để người dân có thể dễ thu hoạch.
- Vỏ quả (Skin): Quả cà phê được hình thành thì sẽ có lớp vỏ màu xanh như mọi người thường thấy nhờ có lục lạp. Sau khi lục lạp đã biến mất, quả cà phê sẽ chuyển sang màu đỏ và chứa chất Antoxian, báo hiệu rằng cà phê đã chín. Ngoài ra phần vỏ quả còn chứa nhiều các chất như caffeine, Alkaloid, Tannin và rất nhiều loại enzim khác.
- Vỏ thịt (Pulp): Tại đây sẽ chứa đầy những tế bào mềm và chất nhớt. Chính lớp thịt này đã tạo nên vị ngọt đặc trưng cho quả cà phê. Bên cạnh đó, trong lớp thịt quả còn chứa một loại enzyme đặc biệt gọi là Pectinase. Enzyme này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chế biến cà phê, giúp tách hạt cà phê ra khỏi lớp thịt một cách dễ dàng và làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho hạt cà phê.
- Vỏ trấu (Parchment layer): Đây là lớp ngoài cùng của hạt và tiếp xúc trực tiếp với phần thịt quả. Lớp vỏ trấu này hình thành từ 3 đến 7 lớp tế bào xơ cứng, các tế bào sẽ cứng lại trong quá trình trưởng thành. Trong cà phê Arabica, trọng lượng trung bình của vỏ trấu với độ ẩm khoảng 11% nằm trong khoảng 3,8% tổng trọng lượng quả cà phê. Và khi chế biến, thì lớp vỏ trấu này cũng sẽ được loại bỏ.
- Vỏ lụa (Silverskin): Đây là lớp vỏ trong cùng bao bọc quanh nhân, lớp vỏ này mỏng và được bóc tách ra khỏi nhân trong quá trình đánh bóng hạt. Nhưng đôi khi, để bảo vệ hạt cà phê mà lớp lụa này vẫn ở lại, nó sẽ tự hủy khi rang xay cà phê.
- Nhân cà phê (Bean): Là một phần quan trọng không thể thiếu tạo nên giá trị cho cây cà phê. Và với 1 quả cà phê thường sẽ có 2 nhân, nhưng cũng sẽ có trường hợp hơi cá biệt là có 1 hoặc 3 nhân. Bên cạnh đó, nhân cà phê được chia thành 2 phần: phần ngoài cứng gồm những tế bào nhỏ chứa chất dầu, phần trong có những tế bào lớn và tương đối mềm và phần trong chịu trách nhiệm trích lũy chất dinh dưỡng cho quá trình nảy mầm của phôi thai được gọi là nhân cà phê.
Làm sao để chăm sóc cây cà phê khỏe mạnh
Cây cà phê rất dễ bị bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của quả khi đến mùa thu hoạch. Nổi bật là các bệnh như khô quả khô cây, vàng lá thối rễ, tuyến trùng rễ, bệnh gỉ sắt trên lá cà phê…Nếu không phát hiện kịp thời thì có thể dẫn đến chết cây. Do dó, những người trồng trọt cần thường xuyên quan sát để phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh. Nếu cây bị sâu bệnh, cần sử dụng thuốc BVTV đúng loại, đúng liều lượng và đúng thời điểm. Hoặc sử dụng các biện pháp sinh học: Sử dụng các loại thiên địch để phòng trừ sâu bệnh.Bên cạnh đó, còn cần chú ý thêm vấn đề cung cấp đủ nước và bón phân cân đối nhằm cải thiện chất lượng đất, tăng khả năng kháng bệnh của cây. Ngoài ra, phải canh tác thường xuyên như loại bỏ cỏ dại dưới gốc cây để tránh tranh chất dinh dưỡng với cà phê hay cắt tỉa cành định kỳ giúp cây thông thoáng dễ quang hợp, ngăn ngừa, ngăn ngừa bệnh lan ra.Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin chung. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp hoặc những người có kinh nghiệm trồng cà phê. Oasis Care mong rằng những thông tin hữu ích này có thể giúp đỡ mọi người!
Liên hệ ngay để nhận giá ưu đãi!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Tư vấn mua hàng: 0786 520 530
- Facebook: OASISCARE-Dịch vụ cà phê rang và máy pha
- Website: OASISCARE.COM